Hội thảo “Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình học chính khóa tại các trường phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long”
Từ FOSS Vietnam - Giáo Dục Môi Trường
Bạc Liêu, 17/02/2012: Giáo dục môi trường là một trong những giải pháp dài hạn thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức và cuối cùng là thay đổi hành vi cho cộng đồng chính là một trong những mục tiêu then chốt của hợp phần Giáo dục môi trường của dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học ở tỉnh Bạc Liêu” – GIZ Bạc Liêu.

Với mong muốn chia sẻ những bài học kinh nghiệm, nhân rộng các hoạt động đã thành công và tìm cơ hội hợp tác cấp vùng, Hội thảo với chủ đề “Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình học chính khóa tại các trường phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra thành công ngày 13/2/2012 tại Cần Thơ.
Tại hội thảo, đại biểu tham gia cũng có cơ hội tham quan các gian hàng trưng bày các tài liệu giáo dục môi trường của các Dự án GIZ Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,…

Hơn 50 đại biểu đến từ các trường Đại học, Sở GD&ĐT, Sở NN&PTNT của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre đã cởi mở chia sẻ kinh nghiệm về những ý tưởng, phương pháp cũng như những khó khăn trong việc tích hợp giáo dục môi trường ở địa phương mình.
Việc duy trì sự hợp tác giữa các nhà khoa học cũng như các cán bộ đang công tác trong khối ngành giáo dục hứa hẹn đem lại tác động lâu dài cho việc giáo dục môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long.


Với mong muốn chia sẻ những bài học kinh nghiệm, nhân rộng các hoạt động đã thành công và tìm cơ hội hợp tác cấp vùng, Hội thảo với chủ đề “Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình học chính khóa tại các trường phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra thành công ngày 13/2/2012 tại Cần Thơ.
Tại hội thảo, đại biểu tham gia cũng có cơ hội tham quan các gian hàng trưng bày các tài liệu giáo dục môi trường của các Dự án GIZ Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,…


Hơn 50 đại biểu đến từ các trường Đại học, Sở GD&ĐT, Sở NN&PTNT của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre đã cởi mở chia sẻ kinh nghiệm về những ý tưởng, phương pháp cũng như những khó khăn trong việc tích hợp giáo dục môi trường ở địa phương mình.
Việc duy trì sự hợp tác giữa các nhà khoa học cũng như các cán bộ đang công tác trong khối ngành giáo dục hứa hẹn đem lại tác động lâu dài cho việc giáo dục môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ngô Minh Hằng – GIZ Bạc Liêu